Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, ban thờ là nơi tôn nghiêm nhất trong gia đình, là nơi thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó mà việc rút, tỉa chân nhang, bao sái bát hương là việc vô cùng quan trọng mà bất cứ gia đình nào cũng cần phải làm trong dịp cuối năm.
Vậy tỉa chân nhang vào ngày nào thì tốt? Để giải đáp cho câu hỏi trên thì hãy cùng Thăng Long Design xem ngay bài viết dưới đây nhé.
Có nên rút tỉa chân nhang thường xuyên không? Thì câu trả lời cho câu hỏi này là Có
Các gia đình nên thường xuyên rút tỉa chân nhang trên ban thờ chứ không nên để quá nhiều chân hương. Bởi như vậy bát hương sẽ bị coi là rác, ban thờ sẽ nhanh bụi và dơ bẩn.
Ngày nay vẫn còn rất nhiều người cho rằng việc để chân hương đầy đặn, um tùm, chân hương sau cắm lên chân hương trước tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác thì gia chủ sẽ có nhiều tài lộc hơn. Bát hương càng đầy thì càng linh, đó chỉ là mê tín chứ chẳng có tài lộc gì từ việc đó. Điều này cũng thể hiện rõ ý khoe khoang để chứng tỏ rằng mình là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng.
Về mặt tâm linh, sự khoe khoang đó cho rằng tín chủ là người rất hay vụ lợi, thích kể lể công lao. Việc thờ cúng là để bày tỏ tấm lòng thành hiếu nghĩa, tri ân đối với gia tiên, tiền chủ, thần linh hộ pháp, chứ không phải là để khỏe khoang mình là người tín tâm. Việc thờ cúng để bày tỏ tâm thành hiếu nghĩa cũng thể hiện qua việc con cháu dọn dẹp, vệ sinh ban thờ gia tiên hàng ngày.
Một quan niệm sai lầm nữa vẫn hay gặp đó là nhiều người cho rằng tuyệt đối không được động vào bát hương trong năm cho tới khi đến ngày cúng ông Công, ông Táo xong. Tuy nhiên, theo các nhà tâm linh cho rằng việc để chân hương quá đầy, khi thắp những nén hương tiếp theo sẽ chèn lên chân hương trước và chân hương sẽ không chạm được vào bát hương, như vậy việc thắp hương sẽ không còn ý nghĩa.
Hơn thế nữa, bát hương quá đầy các chân hương sẽ giống như một cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên cũng giống như ta đang ngồi mà có một vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu. Ngoài ra, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn. Thậm chí, bát hương quá đầy mà vẫn cắm thêm đôi khi vô tình lại làm đổ bát hương nên sẽ rất có hại cho gia chủ. Vì vậy mà cần phải thường xuyên rút tỉa chân nhang mỗi khi bát hương đầy.
Thông thường việc tỉa chân nhang bàn thờ gia tiên thường được người dân Việt Nam tiến hành vào dịp 23 tháng chạp (23 tháng 12 âm lịch), sau lễ cúng ông Công, ông Táo lên chầu trời. Đây là thời điểm chuẩn bị khép lại năm cũ để đón nhận năm mới với nhiều nghi thức tâm linh phong phú.
Thực tế thì đối với những gia chủ phải đảm đương và thực hiện nhiều các nghi lễ thì việc tỉa chân nhang một lần trong năm sẽ khiễn cho bát hương thở cúng trở nên đầy và bừa bộn.
Do vậy, theo các chuyên gia phong thủy, đối với những bát hương đầy như vậy thì không cần phải đợi đến dịp ông Công, ông Táo hay dịp gần Tết mới có thể thực hiện rút tỉa. Gia chủ có thể chọn những ngày lành để rút tỉa bớt chân nhang, miễn sao tâm thành kính là được.
Do đó mà việc rút tỉa chân nhang vào ngày nào đôi lúc không cần thiết theo nghi lễ nhất định, bởi mọi người có thể tiến hành tỉa chân nhang khi bát hương quá đầy nhằm tránh bừa bộn và gây ra hỏa hoạn.
Thời gian tốt (giờ tốt) để tỉa chân nhang là: Từ 6h đến 11h trưa hoặc từ 13h đến 17h chiều. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là không nên tỉa chân vào 12h trưa hoặc 6h tối.
Người phù hợp để tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc người đảm nhận các nghi lễ trong nhà. Nhưng trước khi tiến hành tỉa chân nhang người tỉa cần phải được vệ sinh sạch sẽ đầu tóc, quần áo gọn gàng, nghiêm túc, đặc biệt là phải rửa tay sạch sẽ
Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng để làm sạch bát hương, bạn có thể dùng rượu gừng (nhớ mua rượu mới và dùng gừng mới, rửa sạch và đập dập, trộn vào rượu). Khăn sạch mới, nước thơm, một chậu nước sạch.
Bước 1: Thắp hương, đọc bài khấn xin tỉa chân nhang sau đó chờ hương cháy hết thì bắt đầu tiến hành tỉa.
Văn khấn dọn dẹp ban thờ:
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương đất, Chư Phật mười phương.
Con xin kính lạy Đương niên thiên quan Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, Thượng hoàng, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Đệ tử con tên là.....
Ngụ Tại.....
Con xin tấu lạy hương hồn các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của dòng họ .... tại...... (địa chỉ nhà ở, quê quán).
Nay nhân ngày 23 tháng Chạp năm..., Con xin phép được bao sái dọn lại bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới, con kính mong chư Phật, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô đỏ, cậu bé của họ.... chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bước 2: Đặt tờ báo hoặc tấm vải sạch ở gần bát hương, sau đó một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân nhang đặt lên tờ báo. Khi tỉa chân nhang, gia chủ cần phải để lại một vài chân hương đẹp nhất thường là ở số lẻ 3, 5, 7 hoặc 9 cây hương trong bát hương.
Bước 3: Dùng khăn sạch mới thấm rượu gừng, sau đó một tay bưng bát hương, một tay cẩn thận lau sạch rồi xức nước hoa vào khăn thơm để lau cho sạch hơn. Lưu ý, khi thực hiện dọn dẹp, lau chùi bàn thờ và thắp hương , tất cả các vật dụng phải mới, sạch sẽ hoặc có thể là đồ cũ nhưng phải dùng riêng cho những công việc này.
Bước 4: Sau khi tỉa chân hương, lau bát hương xong, bạn có thể xin phép tráng chén nước, chén rượu, lọ hoa, đèn, đĩa bày hoa quả,... để ban thờ được sạch sẽ, thơm tho chuẩn bị chu đáo để rước các cụ, thần linh về ăn Tết cùng gia đình.
Bước 5: Mang chân nhang đã tỉa đi hóa thành tro, sau đó đổ xuống sông suối sạch sẽ, không có rác hay bị ô uế. Sau khi hoàn thành xong, gia chủ cũng cần phải có nén nhang để cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.
Như vậy bài viết trên Thăng Long Design đã chia sẽ tới cho bạn những thông tin hữu ích nhất về việc “tỉa chân nhang ngày nào tốt” cũng như những điều đại kỵ cần tránh khi lau dọn ban thờ và tỉa chân nhang. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tránh được những việc không nên làm khi tỉa chân nhang.
>>> Tham khảo mẫu thiết kế nội thất chung cư cập nhật xu hướng mới nhất
⇒ Liên hệ tư vấn: Hotline 24/7: 0907 723 988 (Zalo, Viber, Fb Messenger)
⇒ Hoặc để lại lời nhắn theo mẫu tư vấn dịch vụ, Thăng Long Design sẽ gọi điện trực tiếp đến quý khách. Xin trân trọng cảm ơn!