1. Sơn PU là gì?
Sơn PU là tên viết tắt của từ Polyurethane, một loại polymer được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết tất cả các lĩnh vực. Sơn PU có 2 dạng tồn tại chính đó là: dạng cứng và dạng foam.
Dạng cứng được dùng để làm vecni đánh bóng, tạo màu và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ, giường, tủ,... Còn dạng foam được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế ngồi (chẳng hạn như ghế ngồi trong xe hơi). Ngoài ra, dạng foam còn được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.
Theo ngôn ngữ đơn giản của các thợ sơn thì sơn PU là loại sơn được dùng để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất.
Sơn PU gồm 3 thành phần chính sau:
- Sơn lót: được dùng để làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm trên bề mặt gỗ để khi sơn sẽ được đẹp hơn.
- Sơn màu: Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, nhưng đa phần sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù là ít hay nhiều.
- Sơn bóng: Loại này có tác dụng nhằm tạo độ bóng cho bề mặt gỗ.
2. Ưu nhược điểm của sơn PU
Ưu điểm |
Nhược điểm |
- Độ bám dính mạnh mẽ: sơn PU có khả năng bám dính tuyệt vời trên nhiều loại bề mặt (kim loại, gỗ, cao su, bê tông, một số loại nhựa,...).
- Khả năng chống chịu thời tiết và chống tia cực tím: Sơn polyurethane có thể chịu được môi trường thời tiết khắc nghiệt, ngoài ra còn ổn định khi tiếp xúc với tia cực tím và có độ bền nhiệt trong một phạm vi nhiệt độ rộng.
- Khả năng chống nước và hóa chất: sơn PU là loại sơn có khả năng chống thấm nước cực tốt và có khả năng kháng hóa chất tuyệt vời, axit, kiềm, muối và các sản phẩm dầu mỏ nên có thể dùng để làm sơn bảo vệ cho đường nước đào, tàu thủy và các nhà máy hóa chất, và dùng làm sơn cho các bức tường bên trong của các bồn chứa xăng dầu.
- Độ bền cực cao: Khi đóng rắn, sơn PU tạo thành một bề mặt cứng, bền, bảo vệ khỏi sự mài mòn cơ học, vết bẩn và trầy xước.
- Lớp hoàn thiện hấp dẫn: sơn PU cung cấp một lớp sơn hoàn hảo chống phai màu.
- Nhanh khô và dễ thi công: Sơn PU đông cứng nhanh chóng và dễ thi công.
|
Sơn PU có hại cho sức khỏe của con người và khả năng dung môi kém. |
3. Các loại sơn PU gỗ phổ biến
3.1. Sơn PU-1K
Sơn PU-1K là hệ sơn một thành phần, loại sơn này được sản xuất từ alkyd cao cấp và nhựa PU một thành phần có tác dụng nâng cao tính năng sản phẩm phù hợp dùng cho gỗ nội và ngoại thất, gốm, kim loại, mây tre lá, nứa,…. Sơn PU-1K có tất cả các hệ màu để bạn có thể tha hồ lựa chọn.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
- Bám dính tốt
- Bền uốn tốt
- Độ cứng cao
- Hàm lượng rắn cao
- Không phai màu
- Chịu thời tiết, chống ố vàng
- Màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao
- Dễ sử dụng.
|
- Không có khả năng chống trầy
- Không kháng được dung môi
|
3.2. Sơn PU-2K
Là loại sơn được sử dụng rộng rãi trong các loại gỗ, mây tre đan, nứa. Sơn PU-2K có tất cả các hệ màu và được sử dụng để làm sơn lót và phủ lên các bề mặt các loại kim loại, gỗ, mây tre đan,...
Ưu điểm |
Nhược điểm |
- Bám dính tốt
- Độ cứng cao
- Độ bền uốn cao
- Chống trầy xước, va đập tốt
|
- Lâu khô
- Không kháng dung môi
|
3.3. Sơn Epoxy
Là hệ sơn 2 thành phần cao cấp, được sản xuất theo công nghệ của SHELL CHEM. Sơn Epoxy là loại sơn được tạo ra do sự kết hợp của nhựa epoxy resin và chất đóng rắn polyamide, được dùng để phun phủ bề mặt các vật liệu gỗ, đặc biệt là sàn gỗ hoặc kim loại, nhựa, bê tông,…
Ưu điểm |
Nhược điểm |
- Độ cứng cao, độ bền uốn cao
- Bám dính tốt, độ bóng cao
- Bền trong các môi trường nước, nước biển, hoá chất, dầu,...
|
Thời gian khô lâu. |
3.4. Sơn NC MOD
Là loại sơn đã được biến tính nhằm khắc phục một số nhược điểm của sơn NC truyền thống. Sơn NC có tất cả các hệ màu.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
- Bám dính tốt, bền uốn tốt.
- Độ kháng mài mòn cao, độ cứng cao hơn sơn NC truyền thống
- Nhanh khô
|
Bị ngả ố vàng trong trường hợp tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian dài. |
3.5. Sơn Vinyl
Sơn Vinyl là loại sơn một thành phần, được sản xuất đặc biệt dành cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn Vinyl nhanh khô và khắc phục được những nhược điểm của sơn NC thông thường, nó được sử dụng làm sơn lót và phủ trên bề mặt gỗ, kim loại, mây tre đan.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
- Bám dính tốt
- Bền uốn tốt
- Màng sơn trong suốt
- Nhanh khô
- Dễ sử dụng
|
Độ cứng vừa phải. |
4. Hướng dẫn cách pha chế sơn PU và quy trình sơn
4.1. Cách pha chế sơn PU
- Pha dung dịch sơn lót: 2 phần sơn lót + 1 thành phần cứng + 3 phần xăng
- Pha dung dịch màu: 2 phần sơn lót + 1 phần cứng + 5 phần xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)
- Pha dung dịch bóng: 2 phần sơn bóng + 1 phần cứng + 3 phần xăng (gia giảm cho phù hợp).
4.2. Quy trình sơn
Dùng giấy nhám P240 để chà nhám thật kỹ bề mặt gỗ (tùy theo từng mẫu sơn yêu cầu để nguyên thớ gỗ hoặc sơn bóng để quyêt định bả bột hay không bả bột). Tuy nhiên, đối với hệ sơn PU thì đều sẽ sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt.
Khi thực hiện bả bột, cần phải lưu ý trên mỗi mẫu sơn đều có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không? Nếu phải bả bột thì phải là bột màu (màu đen hoặc màu nâu), bước bả bột này khá quan trọng nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết điểm nhỏ trên bề mặt gỗ. Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức cũng như nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.
Sơn lót lần 1 thường là lớp sơn không màu và được pha theo tỷ lệ 2:1:3 (2 sơn lót + 1 phần cứng + 3 xăng), tỷ lệ này cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng thì việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí khiến cho việc sơn trở nên khó khăn hơn.
Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và thực hiện tốt bước bả bột trước đây thì khi sơn chỉ cần sơn lót là xong, điều này sẽ giúp giảm chi phí, nguyên liệu khi sơn. Sơn đều tay bằng súng phun để có chất lượng tốt.
Tiếp tục xả nhám P320, bởi các thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần 2 là điều không cần thiết. Tuy nhiên, việc sơn lót lần 2 sẽ có tác dụng làm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn có màu đẹp hơn, bề mặt cũng căng mịn hơn. Một số cơ sở nhằm tiết kiệm sơn và công sức nên họ thường bỏ qua bước này dẫn đến tuổi thọ sơn của sản phẩm thường chỉ kéo dài trong vài năm thậm chí thấp hơn.
Để có 1 quá trình sơn PU đồ gỗ đẹp bạn hãy tuân thủ theo đúng tỷ lệ đã pha ở bước 2. Thời gian chờ sơn khô là khoảng 25-30 phút.
Thông thường sơn màu chúng ta cần phải thực hiện làm 2 lần, để có màu sơn đẹp thì cần phải dựa vào kinh nghiệm của người thợ sơn. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện cách pha từ 1 đến 2 lần là được.
Lần đầu bạn chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu như đã pha chế rồi sau đó bạn đợi khoảng 5-10 phút rồi mới tiến hành sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ. Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn vào những chỗ còn thiếu màu, ở bước này cần bố trí thợ sơn có kinh nghiệm cao để thực hiện. Việc sơn màu này là bước quan trọng quyết định toàn bộ khâu sơn PU trên đồ gỗ, do đó bạn cần có phòng kín để tránh bụi, thoáng mát để việc sơn trở nên dễ dàng hơn.
Đợi lớp sơn màu khô thì chúng ta mới tiến hành sơn bóng bề mặt. Nhiều thợ sơn kỹ thì họ còn sơn thêm 1 lần lót nữa để bảo vệ bề mặt sơn, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi cũng như tỷ lệ pha sơn thì việc sơn thêm 1 lần lót nữa là điều không cần thiết mà chúng ta hãy chuyển ngay qua công đoạn sơn bóng.
Chất liệu bóng mờ có nhiều tỷ lệ khác nhau như: 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. Với tỷ lệ pha như đã nêu ở trên thì lớp sơn này có tác dụng làm căng, bóng bề mặt thành phẩm giúp làm tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ.
Việc bảo quản và đóng gói cũng khá quan trọng, sau khi sơn xong chúng ta cần phải có 1 khu vực để chờ sản phẩm khô nhằm tránh bụi bẩn dính vào khiến cho màu sơn trở nên không được đẹp. Thời gian chờ khô hoàn toàn là khoảng 12 đến 16 tiếng cho cả quá trình sơn PU.
Khi màng sơn PU có xu hướng ổn định nhưng chưa khô hoàn toàn thì tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm khoảng 75- 90%. Nếu làm giảm tốc độ bay hơi ở giai đoạn này, làm tăng khả năng chống biến trắng cũng như tăng độ bóng bề mặt thì khi màng sơn đã khô hoàn toàn, sự bay hơi cuối cùng chỉ chiếm khoảng 10%.
5. Nguyên nhân và cách khắc phục sơn PU không không
5.1. Nguyên nhân sơn PU không khô
Có những nguyên nhân chính khiến sơn PU khó khô là:
- Không đủ thời gian: Polyurethane của bạn có thể gặp khó khăn khi khô do không có đủ thời gian để khô hoàn toàn. Thông thường thời gian để sơn PU khô là trong khoảng từ 12 đến 16 giờ để chờ sơn PU khô hoàn toàn. Do vậy, nếu không đủ trong khoảng thời gian này thì lớp sơn PU có thể bị nổi bọt hoặc bị chảy xệ do sơn không khô.
- Nhiệt độ phòng thấp: Sơn PU khô nhanh mất khoảng 4 đến 6 giờ để khô ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, nếu thời tiết đặc biệt lạnh, có thể mất nhiều thời gian hơn để làm khô.
- Lớp phủ quá dày: Lớp phủ quá dày cũng sẽ khiến cho sơn PU khó khô.
- Thiếu sự di chuyển của không khí
5.2. Cách khắc phục để sơn PU khô
- Tăng nhiệt độ khô: Nếu muốn lớp sơn PU khô nhanh thì có thể đặt nhiệt độ phòng cao lên
- Áp dụng một số nhiệt: Đây là một cách lý tưởng để tăng thời gian khô của sơn PU. Một số người sử dụng máy sấy tóc trong khi một số người sử dụng máy sưởi không gian hoặc đèn sưởi. Điều này vẫn không làm tăng thời gian đóng rắn của gỗ nhưng có thể làm cho gỗ khô nhanh hơn sau khi sử dụng Polyurethane. Vào những ngày có nhiệt độ cao hơn, Polyurethane sẽ khô và đóng rắn nhanh hơn.
- Giảm độ ẩm: Độ ẩm càng thấp thì thời gian khô của uretan trên gỗ càng nhanh. Độ ẩm cao sẽ kéo dài thời gian khô hạn. Bạn có thể sử dụng máy hút ẩm trong phòng hoặc làm sạch bộ lọc AC để đảm bảo độ ẩm phòng thấp ổn định trong không gian làm việc của bạn để Polyurethane khô và đóng rắn nhanh hơn.
6. Giá sơn PU gỗ
Giá của sơn polyurethane có thể thay đổi rất nhiều theo các tiêu chí khác nhau: chất lượng của sản phẩm, thương hiệu, khu vực, chức năng khác nhau của nó (một lớp, hai lớp,...). Không những thế, mỗi cơ sở cung cấp sơn sẽ có sự chênh lệch về giá. Do đó, khi chọn sơn PU các bạn nên tìm những địa chỉ cung cấp sơn PU uy tín để được báo giá một cách chính xác nhất nhé.
Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết bạn cần phải biết về sơn PU. Hy vọng qua bài viết nầy các bạn có thể hiểu rõ về những ưu nhược điểm của loại sơn PU. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp sơn PU chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì hãy liên hệ ngay Thăng Long Design theo số Hotline 0907.723.988 để được tư vấn và báo giá một cách chính xác nhất nhé.