1. Gỗ veneer là gì?
Gỗ veneer là một tấm ván gỗ rất mỏng được lạng mỏng từ một cây gỗ tự nhiên. Sau khi lạng, nó được dán trên các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như ván ép, MDF, ván dăm,... để làm ra các sản phẩm nội thất.
Gỗ veneer thường có độ dày khoảng 0.3mm-0.6mm và thường không vượt quá 3mm (1/8 inch).
Cấu tạo của gỗ veneer: Gỗ veneer được cấu tạo từ 2 thành phần là: cốt gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt
2. Đặc điểm của gỗ veneer
Gỗ veneer mang đặc điểm của cả 2 loại gỗ đó là gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên. Vẻ bề ngoài của gỗ veneer có màu sắc và vân của gỗ tự nhiên, phần cốt gỗ thì mang đặc điểm của gỗ công nghiệp. Đặc điểm của gỗ veneer là rất dễ gia công, nó có khả năng chống thấm nước, chống cong vênh và độ bền của gỗ rất tốt.
Tuy độ bền và độ cứng của gỗ veneer không bằng gỗ tự nhiên được, nhưng có nhiều loại gỗ công nghiệp cũng có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
3. Ưu nhược điểm của gỗ veneer
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
- Tính thẩm mỹ giống như gỗ tự nhiên nhưng lại có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
- Đa dạng mẫu mã, màu sắc cho bạn lựa chọn.
- Bền lâu, gỗ veneer sẽ có tuổi thọ từ 15 năm và với sự bảo quản cẩn thận kỹ càng thì tuổi thọ có thể lên đến 30 năm.
- Gỗ veneer là một vật liệu thân thiện với môi trường và có thể dễ dàng tái chế.
- Gỗ veneer có khả năng chống cong vênh, chống mối mọt cực tốt
- Bề mặt có thể uốn cong và có thể làm được những món đồ có nội thất có kích thước phức tạp
- Có thể ghép trang trí vân ngang, vân chép, dọc, đảo vân,... tạo nên nét đẹp hiện đại và phá cách cho gỗ
- Vật liệu sẵn có, thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức
- Gỗ veneer là một sản phẩm gỗ tự nhiên nên chúng thường không độc hại.
|
- Nếu tiếp xúc với nước trong thời gian dài thì gỗ veneer có thể bị hỏng
- Dễ bị vỡ, mục trong thời tiết nồm ẩm hoặc do va đập mạnh
- Gỗ veneer yêu cầu bảo dưỡng nhiều hơn và chúng cần được đánh bóng theo thời gian. Để tăng độ bền, chúng phải được đánh bóng định kỳ.
- Gỗ veneer không thể sửa chữa vì nó rất mỏng
|
4. Các loại gỗ veneer
Gỗ veneer bao gồm các loại gỗ sau:
Là loại gỗ được tạo ra từ cốt của gỗ công nghiệp và bề mặt là gỗ sồi được lạng mỏng và sấy khô. Cốt gỗ veneer sồi có vân gỗ đẹp, tự nhiên. Nếu kết hợp sử dụng cốt gỗ chống ẩm thì chất lượng của gỗ veneer sồi sẽ không thua kém gỗ sồi tự nhiên.
Gỗ óc chó là loại gỗ được nhập khẩu từ Bắc Mỹ, nếu như làm nội thất bằng gỗ óc chó tự nhiên thì rất tốn kém, chính vì thế mà gỗ veneer óc cho ra đời chính là giải pháp hữu hiệu cho các gia chủ.
Là 1 trong 3 loại gỗ veneer phổ biến nhất vì loại gỗ này có độ mềm, độ co giãn theo tốt, dễ dàng được thi công lắp đặt. Gỗ veneer tần bì chủ yếu được sử dụng để làm cửa, khuôn và các đồ nội thất ở trong nhà.
Cấu tạo của gỗ veneer xoan đào cũng giống với gỗ veneer, gỗ veneer xoan đào có bề mặt gỗ veneer tự nhiên được lạng mỏng và sấy khô dán lên trên tấm ván cốt gỗ.
5. Quy trình sản xuất gỗ veneer
- Để sản xuất ra gỗ veneer người ta có 5 cách để lạng gỗ đó là:
- Bóc lệch tâm
- Bóc khối phần tư
- Bóc tròn
- Lạng cắt phẳng
- Lạng cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm
- Quy trình sản xuất ra gỗ veneer
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ sồi,... Các loại gỗ này sau khi chặt, sẽ loại bỏ các cành, vỏ..,sau đó sẽ đưa vào để xử lý qua các công đoạn như luộc, ngâm, tẩm để loại bỏ nhựa, tăng cường độ bền, dễ dàng gia công và sử dụng
Bước 2: Sử dụng loại máy lạng có lưỡi lạng để lạng khối gỗ ra thành các lát mỏng có độ dày từ 0.3mm-0.6mm
Bước 3: Sau khi lạng ra thành các tấm ván gỗ veneer thì xếp chồng lên nhau và cho vào máy sấy công nghiệp để sấy. Không được phơi dưới ánh năng tự nhiên bởi vì nhiệt độ cao sẽ làm cho các lát gỗ lạng bị cong vênh, giòn và dễ gãy
Bước 4: Sau khi sấy xong thì phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF,... người ta sẽ lăn keo lên cốt gỗ rồi dán veneer lên bề mặt đã phủ keo
Bước 5: Sau khi dán xong, tiến hành đưa tấm ván, gỗ đã dán veneer vào máy ép nhiệt, ép khoảng 5 phút với nhiệt độ khoảng 60 độ.
Bước 6: Sử dụng máy chà nhám để đánh bóng, làm phẳng bề mặt và các góc cạnh
Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đó mang đi phân phối.
6. Ứng dụng của gỗ veneer
Gỗ veneer được ứng dụng nhiều vào trong sản xuất nội thất như:
Tủ bếp gỗ veneer
Gỗ veneer là một trong những loại gỗ có nhiều tính năng, ưu điểm vượt trội. Chính vì vậy mà được nhiều người lựa chọn để làm tủ bếp
Sàn gỗ veneer
Với bảng màu đa dạng và có đặc điểm giống với gỗ tự nhiên nên được nhiều người sử dụng để làm sàn gỗ. Gỗ veneer mang vẻ đẹp của gỗ tự nhiên nhưng giá thành lại rẻ hơn. Do vậy mà sử dụng sàn gỗ veneer giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Giường gỗ veneer
Giường gỗ veneer vừa mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu của gỗ tự nhiên vừa giúp bạn tiết kiệm được chi phí.
Tủ quần áo
Gỗ veneer được ứng dụng nhiều trong sản xuất tủ quần áo, bởi nó có độ bền tốt cùng với màu sắc vân gỗ tự nhiên, giúp không gian phòng có cảm giác ấm cúng dễ chịu.
Bàn ghế gỗ veneer
Gỗ veneer được ứng dụng nhiều vào trong sản xuất làm bàn làm việc văn phòng. Bởi gỗ veneer không chỉ mang màu sắc sang trọng, bắt mắt không khác gì so với gỗ tự nhiên mà nó còn có giá cả phải chăng nên được nhiều người lựa chọn.
7. Câu hỏi thường gặp
Gỗ veneer rất bền, bởi vì đồ nội thất bằng gỗ veneer không dễ bị các tác động lão hóa như gỗ nguyên khối, chẳng hạn như bị nứt nẻ hay cong vênh, đồ nội thất bằng gỗ veneer thường sẽ tồn tại lâu hơn so đồ nội thất bằng gỗ nguyên khối.
Đồ nội thất bằng veneer có thể được hoàn thiện lại như các đồ nội thất bằng gỗ khác, miễn là lớp veneer không quá mỏng và bạn lưu ý không được loại bỏ quá nhiều lớp veneer khi loại bỏ lớp hoàn thiện cũ.
Vì được làm từ gỗ tự nhiên nên veneer gỗ rất dễ bị trầy xước và bị đục khoét, có thể nhanh chóng làm bị bào mòn do thời tiết. ... Đó là bởi vì veneer được dán vào các vật liệu cốt lõi bên dưới, vì vậy hơi ẩm có thể thấm xuống bên dưới và làm lỏng lớp trên và khiến nó bong bóng hoặc bong tróc.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho bạn biết gỗ veneer. Hy vọng bài viết Thăng Long Design đưa ra sẽ hữu ích đối với các bạn.