Trong một ngôi nhà, phòng bếp là một trong những phòng không thể thiếu cho mỗi gia đình. Đó là nơi gia đình tụ họp sau một ngày dài lao động, học tập mệt mỏi, là nơi mọi người chia sẻ, nói chuyện cũng như thưởng thức những món ngon. Đó cũng là thời gian người mẹ trổ tài nấu nướng những món ngon cho cả gia đình.
Không gian nhà bếp cũng là một phần thể hiện không gian của cả ngôi nhà. Phòng bếp có rộng rãi, thoải mái và đầm ấm thì cũng thể hiện những đặc điểm của cả ngôi nhà. Diện tích phòng bếp có thể thay đổi tùy thuộc vào thiết kế và nội thất bên trong.
Trong thiết kế nhà bếp có nhiều phong cách thiết kế khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của gia chủ cũng như thiết kế, kích thước của ngôi nhà. Phòng bếp cần được thiết kế một cách hợp lý về thiết kế cũng như phù hợp về phong thủy.
>>> Tham khảo thêm nhiều mẫu thiết kế nội thất đẹp cho phòng bếp do Thăng Long Design đã thực hiện
Với quy tắc này, chậu rửa, tủ lạnh, bếp, hay tất cả những đồ nội thất của phòng bếp đều được liên kết với nhau tạo thành hình chữ U. Cùng với thiết kế này thì tủ bếp trên và tủ bếp dưới cũng có những thiết kế phù hợp với chữ U của phòng bếp. Thiết kế này có một nhược điểm là cần khá nhiều diện tích và mang lại cảm giác hơi bí cho phòng bếp. Tuy nhiên, nó lại mang lại sự tiện lợi khi mọi thứ cần thiết đều được sắp xếp một cách gọn gàng. Hơn nữa, với thiết kế liền mạch của căn phòng làm cho người sử dụng cảm giác thoải mái.
Với phong cách thiết kế phòng bếp chữ U này, có những biến thể của nó. Với thiết kế quầy bar, mỗi cạnh của chữ U có một chức năng chính. 1 cạnh là bàn bếp, 1 cạnh bồn rửa và một cạnh quầy bar đối diện bồn rửa. Với thiết kế này thì không gian bàn ăn sẽ được mở rộng hơn tạo cảm giác thoải mái nhưng cũng tốn diện tích hơn.
Ngoài quầy bar, người ta có thể thiết kế phòng bếp với chỉ hai cạnh. Hai cạnh hai bên đối diện nhau là bàn bếp và bồn rửa. Thiết kế này đơn giản hơn và cũng không yêu cầu nhiều diện tích.
Với thiết kế phòng bếp chữ L, chúng ta có 2 cạnh vuông góc để sắp xếp đồ đạc nội thất. Bàn bếp và bồn rửa sẽ ở mỗi cạnh từ đó những đồ vật khác có thể sắp xếp vào để hoàn thiện căn phòng. Với thiết kế này, phòng bếp sẽ thoáng hơn, mang lại cảm giác rộng rãi và cũng không yêu cầu quá nhiều diện tích.
Với kiểu thiết kế này, có thể đặt thêm bàn ăn ở giữa hoặc đặt vị trí như bàn quầy bar đã nói ở trên. Thiết kế này có thể tận dụng những góc chết, mở rộng không gian theo những thiết kế khoa học của ngôi nhà.
Phòng bếp với thiết kế chữ I là thông thường và đơn giản nhất. Cơ bản thì tất cả đồ nội thất của căn bếp đều được sắp xếp trên cùng một đường thẳng. Đây là thiết kế tốn ít không gian diện tích nhất. Nó có thể tận dụng những không gian chung của căn nhà để sử dụng.
Trong phòng bếp, những đồ đạc cần được thiết kế và bài trí một cách hợp lý nhằm đạt được những công năng hiệu quả nhất cho căn nhà. Những đồ đạc ở vị trí hợp lý giúp thuận tiện cho người nấu nướng ở những vị trí hay sử dụng như bếp ga, tủ lạnh và bồn rửa. Đây là những vị trí quan trọng của phòng bếp. Do đó, chúng không nên để quá xa cũng không được quá gần làm ảnh hưởng những hoạt động khác.
Như đã nói từ trên, diện tích phòng bếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó là những yếu tố về thiết kế cũng như mối liên hệ của các đồ như đã nói ở trên. Thường thì không có một con số cố định nào có thể quy định được diện tích của phòng bếp bao nhiêu là hợp lý. Diện tích phòng bếp càng lớn thì càng dễ thiết kế và ngược lại, càng nhiều đồ nội thất, càng thiết kế cầu kì thì diện tích phòng bếp càng cần lớn.
Diện tích ở đây cần phân chia hợp lý cho toàn bộ căn nhà, tránh việc nhà to mà bếp nhỏ hoặc bếp lớn mà nhà lại chật. Diện tích phổ biến của nhà bếp có thể là 12, 15, 20 và 25 m2. Đối với những nhà thiết kế diện tích lớn, những nhà biệt thự thì diện tích phòng bếp có thể lớn hơn.
Tính hợp lý của nhà bếp là phù hợp với nhu cầu của gia chủ. Với những người đơn giản, không quá cầu kỳ về phòng bếp thì phòng bếp với diện tích cơ bản 12-15m2 là đủ dùng. Tuy nhiên, với những người cầu kì, yêu thích nấu nướng thì cần nhiều đồ đạc và diện tích cũng lớn hơn. Với những gia đình có điều kiện muốn làm bàn đảo, quầy bar thì diện tích có thể lên tới 25-30m2.
Với những nhà chung cư diện tích không quá lớn thường làm phòng bếp liền với phòng khách nhằm tận dụng không gian. Khi đó, phòng bếp sẽ không yêu cầu diện tích quá lớn.
Diện tích phòng bếp là một không gian không quá cứng nhắc. Nó được thiết kế trên nhu cầu của gia đình và quỹ diện tích của căn nhà. Để có không gian bếp được hiện đại, khoa học thì cần được tính toán quan sát và sắp đặt phù hợp với ngôi nhà.
Như vậy, bài viết đã nêu ra những thông tin cơ bản về việc xây dựng, thiết kế lên diện tích phòng bếp cho mỗi ngôi nhà. Hi vọng thông tin mang đến là hữu ích cho bạn đọc và có lựa chọn đúng đắn cho căn bếp nhà mình.
⇒ Liên hệ tư vấn: Hotline 24/7: 0907 723 988 (Zalo, Viber, Fb Messenger)
⇒ Hoặc để lại lời nhắn theo mẫu tư vấn dịch vụ, Thăng Long Design sẽ gọi điện trực tiếp đến quý khách. Xin trân trọng cảm ơn!