Điều này để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Cho thấy sự đau buồn, thương xót của con cháu khi người thân trong gia đình qua đời, đồng thời cũng thể hiện được lòng thành kính, biết ơn đến người quá cố.
Theo chuyên gia phong thủy, nhà có tang thể hiện sự chia ly, đau thương, mất mát quá lớn nên thường không mang đến sự may mắn. Trong khi đó, xây nhà lại là việc trọng đại, cần phải được tính toán chọn ngày lành tháng tốt để có thể đem lại vượng khí may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Do đó, các thầy phong thủy vẫn khuyên rằng là không nên xây nhà khi chưa mãn hạn 3 năm chịu tang.
Còn theo quan điểm của Phật giáo cho rằng, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Việc đội tang, để tang chỉ là sự thể hiện lòng biết ơn, thương xót đối với người quá cố, trong thời gian này gặp những điều không may chỉ là sự ngẫu nhiên trùng hợp. Việc không làm nhà cất cửa, cưới hỏi chỉ là trong lòng người ở lại vẫn còn vấn vương người quá cố. Tâm đau buồn khiến cho đời sống tâm lý bị ảnh hưởng nên có thể thiếu sáng suốt trong việc đưa ra các quyết định trọng đại, dẫn đến kết quả không được như mong đợi.
Tuy có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Song thực tế cũng có câu chuyện ly kỳ xung quanh xảy ra trong việc xây nhà khi có tang mà khoa học khó lòng giải thích. Chính vì vậy để giữ trọn đạo hiếu và tránh gặp phải những vận xui, những điều không may xảy ra thì gia chủ không nên xây nhà trong khi có tang.
Với trường hợp đang xây nhà dở dang thì ít nhất phải đợi qua giỗ đầu tiên thì mới có thể tiếp tục xây nhà. Việc khởi công xây dựng trở lại cũng như toàn bộ quá trình sau đó cần phải được làm một cách thận trọng, kết hợp thêm các yếu tố về phong thủy trong làm nhà để có thể tránh được những vận xui xẻo không mong muốn tới gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Việc xây nhà cần phải được tiến hành gọn gàng, phải thắp nhang xin phép gia tiên. Hãy cùng bàn bạc với đơn vị thi công để đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên hãy nhớ rằng nhanh không đồng nghĩa với làm ẩu.
Còn với những trường hợp chưa khởi công xây dựng thì gia chủ cần phải kiêng đến 3 năm. Nếu sớm nhất thì cũng phải để qua 2 năm thì mới có thể xây dựng nhà cửa.
Không giống như xây nhà, sửa nhà được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ sửa chữa của ngôi nhà biết được nhà có tang có nên sửa hay không.
Trong trường hợp ngôi nhà của bạn bị hư hại không nhiều hay chỉ đơn giản bạn muốn sửa chữa lại một số thứ nhỏ nhặt trong ngôi nhà, không gây ra sự tác động quá lớn đối với không gian của ngôi nhà thì bạn có thể sửa lại nhà khi đang có tang.
Trước khi sửa nhà bạn cần phải thắp hương, khấn vái người đã khuất để xin phép được sửa nhà, trùng tu nơi ở. Lưu ý khi đang sửa nhà trong lúc có tang thì bạn nên cố gắng hoàn thiện các công việc sửa nhà một cách nhanh nhất có thể để đảm bảo giảm thiểu tối đa sự tác động đến tang chế, vong linh của người đã khuất. Những việc sửa nhà gia chủ có thể thực hiện khi đang có tang là: trát lại tường, lát lại sàn, sơn nhà,....
Còn trong trường hợp gia chủ muốn sửa nhà nhưng lại là những công việc sửa chữa lớn như lợp mái nhà, xây thêm phòng, thay đổi kiến trúc ngôi nhà,...việc sửa chữa lớn như vậy sẽ thay đổi trực tiếp đến không gian của ngôi nhà, tác động đến bàn thờ gia tiên cũng như linh hồn của người đã khuất. Mà đối với truyền thống của người dân Việt Nam thì đây là việc tối kỵ.
Chưa kể, xét theo yếu tố phong thủy, việc sửa chữa nhà khi có tang sẽ khiến cho nguồn âm khí ở khu vực thờ khuếch tán ra ngôi nhà, làm ảnh hưởng đến vượng khí của ngôi nhà, mang đến tác động xấu đối với cuộc sống của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, bạn nên hoãn thời gian sửa chữa nhà trong thời gian này, để có thể đảm bảo được yếu tố phong thủy truyền thống ở Việt Nam cũng như thể hiện được sự tôn trọng dành cho người đã khuất.
Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, nếu mái nhà bị dột, tường bị đổ, nhà bị ngấm nước,... bắt buộc phải sửa chữa nhà thì bạn có thể sửa nhà khi nhà đang có tang. Nhưng trước khi sửa nhà gia chủ cần phải làm lễ cúng sửa nhà thật bài bản với lễ vật đầy đủ, khấn vái người đã khuất để xin phép được sửa nhà. Tuy nhiên, khi sửa chữa bạn chỉ nên sửa nhà một cách đơn giản nhất có thể với mục đích chính là giải quyết vấn cấp bách của gia đình, không nên sửa nhà quá phức tạp bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến vong linh của người đã khuất.
Nếu bạn muốn an tâm hơn khi sửa chữa nhà thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của nhà chùa: mời các sư thầy, trụ trì trong chùa đến làm lễ siêu độ cho người đã khuất để thể hiện tấm lòng hiếu kính, sự thương cũng như tôn trọng của mình cho người đã khuất. Đồng thời trong thời gian thực hiện làm lễ siêu độ cho người đã khuất bạn có thể đến bên bàn thờ để cầu khẩn, báo cáo với họ về việc sửa chữa nhà và mong muốn được họ phù hộ độ trì để công việc sửa chữa nhà được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Ngoài ra, việc sửa chữa nhà hay xây nhà khi đang có tang còn phụ thuộc vào quyết định của mỗi gia đình. Nếu chỉ xét theo góc độ tâm linh hay phong thủy thì gia chủ không nên sửa nhà, xây nhà trong thời gian có tang. Thay vào đó hãy đợi một thời gian để cho người mất an nghỉ thì mới thực hiện các việc trên, điều này vừa thể hiện được sự tôn trọng, vừa đảm bảo được vượng khí cho ngôi nhà của mình.
Như vậy bài viết trên chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc cho bạn về câu hỏi “đang có tang có nên xây nhà được không. Hy vọng câu trả lời chúng tôi đưa ra sẽ đúng ý được với các bạn.
⇒ Liên hệ tư vấn: Hotline 24/7: 0907 723 988 (Zalo, Viber, Fb Messenger)
⇒ Hoặc để lại lời nhắn theo mẫu tư vấn dịch vụ, Thăng Long Design sẽ gọi điện trực tiếp đến quý khách. Xin trân trọng cảm ơn!