Nền móng là kết cấu quan trọng trong các công công trình xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình xây dựng đập, cầu nhà máy và các công trình công nghiệp. Chức năng chính của móng là truyền trực tiếp tải trọng của công trình trên các loại nền đất để đảm bảo công trình luôn có được độ chắc chắn an toàn và lâu dài.
Nó liên kết với những loại có kết cấu chịu lực như cột, tường,...Móng có nhiệm vị là tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng và nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang, tuyệt đối không có độ nghiêng hay dốc. Mặt này được gọi là đáy móng.
Khoảng cách h từ đáy móng tới mặt đất được gọi là chiều sâu chôn móng. Vì nền đất có cường độ nhỏ hơn nhiều so với vật liệu của bê tông, gạch, đá,...nên phần tiếp giáp giữa công trình và nền đất thường được mở rộng hơn, cho nên phần này được gọi là móng (hoặc có thể gọi là bản móng). Để có thể tiết kiệm được vật liệu người ta thường giật cấp hoặc vát góc móng.
Có hai loại móng nhà chủ yếu được sử dụng trong các công trình xây dựng là: móng nông và móng sâu.
Móng sâu là loại móng khi thi công chúng ta không cần phải đào hố móng hoặc chỉ cần đào một phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu thiết kế. Loại móng này thường được dùng cho các công trình xây dựng có tải trọng lớn.(thường là những ngôi nhà cao hơn 8 tầng) hoặc những công trình có tải trọng ngang lớn và lớp đất tốt nằm ở dưới sâu.
Các loại móng sâu thường gặp là: móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép,… Tuy nhiên, móng cọc là loại móng thường được sử dụng trong móng sâu. Phụ thuộc vào vật liệu có thể chia ra thành các loại sau: Cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép.
Dựa vào công nghệ thi công, cọc bê tông cốt thép được chia ra thành các loại cọc đúc sẵn (đóng, ép) và cọc đổ tại chỗ (cọc khoan nhồi).
Móng nông là loại móng được thi công trên hố đào trần, sau đó được lấp đất lại. Độ sâu chôn móng thường không quá lớn thường từ 1,5m ÷ 3m. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặc biệt chiều sâu chôn móng có thể sâu khoảng từ 5m ÷ 6m.
Trong thực tế, chúng ta có thể phân biệt móng nông dựa vào tỷ lệ giữa độ sâu chôn móng và bề rộng móng (h/b). Tuy nhiên, tỷ lệ định lượng là bao nhiêu cũng chưa được xác định rõ ràng. Do đó, việc tính chiều sâu chôn móng chính xác nhất là dựa trên phương diện làm việc của đất nền. Cụ thể, khi chịu tải trọng nếu không được tính đến ma sát hông của đất ở xung quanh với móng thì đó là móng nông, ngược lại sẽ là móng sâu.
Một số loại móng nông thường gặp là: Móng đơn (móng đơn đúng tâm, móng đơn lệch tâm và móng chân vịt), móng băng (móng băng dưới tường, móng băng giao thoa hay móng băng dưới cột – móng băng một phương), móng bè.
Với những công trình ở vùng đồi núi trên nền đất dốc thì rất dễ bị sạt lở, do đó loại móng sâu sẽ là an toàn nhất với những công trình ở vùng đồi núi này. Tuy nhiên, nếu công trình nằm trên mặt phẳng ở vùng đồi núi thì bạn cũng có thể sử dụng loại móng nông.
Đối với loại địa hình bằng phẳng bình thường thì có thể sử dụng móng nông, còn địa hình ven biển thì nên chọn móng sâu.
Điều kiện địa chất sẽ là yếu tố quyết định cơ bản để bạn có thể chọn được loại móng phù hợp cho công trình của mình:
Để xác định chiều sâu chôn móng dựa vào tính chất, đặc điểm của công trình thì chúng ta cần phải nắm rõ được công trình mình định xây dựng có quy mô như thế nào.
Nếu công trình nhà của bạn là 1, 2 tầng có diện tích nhỏ thì bạn nên sử dụng móng đơn, còn nếu là 3 đến 5 tầng thì bạn nên sử dụng móng băng. Còn đối với công trình có diện tích lớn với quy mô 7 tầng trở nên thì bạn nên sử dụng móng sâu (ép cọc) hay cọc khoan nhồi để đảm bảo chịu được tải trọng của công trình.
Khi trọng tải lớn thì nên tăng chiều sâu chôn móng, khi móng chịu tải trọng lệch tâm lớn thì phải chôn móng ở độ sâu thích hợp để đảm bảo tính ổn định cho móng.
Trong trường hợp là đất liền thổ, các công trình nhà phố, nhà ống thì bạn nên đặt chiều sâu chôn móng ngang với đáy móng của công trình liền kề bên cạnh. Chỉ được phép chôn móng sâu hơn khi đảm bảo giữ được kết cấu của đất dưới chiều sâu chôn móng của nhà lân cận. Bởi nếu chôn móng sâu hơn thì nhà liền kề sẽ bị nghiêng và bị lún sang 1 bên.
Điều kiện thủy văn là các ao hồ hoặc các mạch nước ngầm trong khu xây dựng hoặc dưới nền đất thuộc diện tích móng. Ví dụ, vị trí mạch nước ngầm, độ sâu của mạch nước hoặc xây nhà quá gần ao đều liên quan đến việc lựa chọn phương án móng và độ sâu chôn móng. Do đó, nên đặt móng cao hơn mực nước ngầm để có thể giữ nguyên được kết cấu của đất và không phải tháo nước khi thi công.
Nếu khu vực đặt công trình dễ bị ngập lụt hoặc có mùa mưa kéo dài thì bạn nên chọn chiều sâu móng ở mức an toàn cũng như tăng chất lượng của móng và đầm nén chặt.
Chiều sâu chôn móng tối thiểu
Chiều sâu chôn móng tối thiểu của các công trình nói chung
Chiều sâu chôn móng tối thiểu của các công trình nói chung không nên lấy nhỏ hơn 0,5m so với cốt đất quy hoạch lân cận. Đế móng công trình nói chung nên được đặt sâu vào lớp đất chịu lực 10-50cm. Chiều sâu chôn móng trong mọi trường học không nên nhỏ hơn 1/5 chiều cao của công trình.
Khi xây dựng móng bạn không được đặt móng sâu hơn hoặc đặt ngay sát móng hiện có trừ khi có biện pháp đảm bảo nền đất dưới móng ở công trình hiện có ổn định.
Với những công trình này thì nên sử dụng móng nông, còn trong trường hợp công trình có tải trọng lớn thì nó còn tùy thuộc vào khả năng chịu lực của lớp đất. Có thể sử dụng làm lớp đất chịu lực hoặc sử dụng móng cọc hạ đặt vào lớp tốt hơn ở phía dưới.
Trường hợp với những công trình có tải trọng vừa (ví dụ nhà 4 - 7 tầng ) thì có thể sử dụng giằng móng kết hợp với gia cố nền bằng cọc cát hoặc cọc xi măng cát.
Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ thì bạn có thể sử dụng móng chôn sâu, cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ.
Nếu công trình nhà là từ 1-3 tầng thì nên đặt móng tại vị trí hố khoan và sử dụng móng nông với độ sâu chôn móng tối thiểu và kết hợp với lớp đệm để thay cho lớp thực vật phía trên, đồng thời kiểm tra khả năng chịu lực của lớp đất yếu.
Với công trình có tải trọng nhỏ thì nên sử dụng móng nông kết hợp với lớp đệm, có thể sử dụng cọc tre, cừ tràm đóng xuống lớp đất nằm ở dưới lớp đệm.
Trường hợp công trình có tải trọng lớn thì nên dùng cọc bê tông cốt thép hạ vào lớp tốt phía dưới.
Để ước tính chính xác thời gian làm móng nhà, bạn cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố như diện tích công trình, tiến độ đan sắt thép, kè móng, xây gạch... Đối với những công trình nhỏ thì thời gian thi công làm móng nhà sẽ ngắn hơn, đặc biệt là đối với những công trình không cần sử dụng bê tông để đổ móng.
Tuy nhiên, ngày nay hầu hết mọi công trình xây dựng đều áp dụng phương pháp làm móng nhà bằng bê tông cốt thép để có thể đảm bảo được độ bền chắc cũng như nâng cao được khả năng chịu lực cho công trình. Do đó, thời gian cần để bê tông đông cứng và đạt chất lượng thì cần một khoảng thời gian nhất định trước khi tháo dỡ cốp pha.
Khoảng thời gian tối thiểu để xây dựng nền móng cho công trình thường dao động trong khoảng từ 3 đến 4 tuần nếu là mùa hè hoặc kéo dài hơn nếu là mùa đông.
Tính toán chi phí làm móng nhà chuẩn xác sẽ trải qua 2 công đoạn:
Trước khi tiến hành tính toán chi phí của nền móng, bạn cần phải nắm rõ được diện tích xây dựng trong từng phần như sau:
Sau khi có diện tích ước quy đổi thì bạn có thể thực hiện tính toán diện tích xây dựng một cách chính xác bằng cách lấy diện tích nhà nhân với diện tích quy đổi.
Ví dụ: Đối với những công trình có diện tích là 100m2 thì diện tích xây dựng sẽ được tính là 100m2 x 30% =30m2.
Bằng cách đó, bạn sẽ có thể lần lượt tính ra được diện tích chính xác cho nền móng cần được xây dựng để có thể áp dụng cách tính chi phi làm móng nhà.
Khi xây dựng làm móng nhà các bạn cần phải lưu ý một số điều sau để có được một nền móng nhà tốt nhất nhé:
Hy vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được những tham khảo hữu ích trong quá trình xây dựng nhà của mình nhé!
⇒ Liên hệ tư vấn: Hotline 24/7: 0907 723 988 (Zalo, Viber, Fb Messenger)
⇒ Hoặc để lại lời nhắn theo mẫu tư vấn dịch vụ, Thăng Long Design sẽ gọi điện trực tiếp đến quý khách. Xin trân trọng cảm ơn!