Loading...
Loading...
Loading...

TOP 10 Cây Thân Gỗ Trồng Ở Giếng Trời Dễ Trồng Dễ Chăm Nhất

13:15 | 28/08/2021
Giếng trời không chỉ có chức năng thông gió, lấy sáng mà giếng trời còn là khu vực lý tưởng để bố trí những mảng xanh, điều này vừa giúp tô điểm cho ngôi nhà của bạn, vừa giúp cải thiện chất lượng không khí. Cùng với sự lên ngôi của xu hướng đưa cây xanh vào trong nhà thì cây thân gỗ trồng giếng trời sẽ là sự ưu tiên tuyệt vời nhất. Vậy các loại cây thân gỗ trồng giếng trời gồm những loại cây nào? Hãy cùng Thăng Long Design tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Giếng trời là gì?

Giếng trời là một khoảng không gian mở được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc các tòa nhà cao tầng. Có chức năng thông gió, lấy sáng đồng thời nó còn là khu vực lý tưởng để bố trí mảng xanh. 

2. Top 10 cây cây trồng giếng trời trong nhà

2.1 Cây thân gỗ ưa bóng râm

 

2.1.1. Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ nhỏ, cây có thân thẳng, lá dày, hoa màu đỏ. Là được trồng nhiều nhất ở giếng trời. Trồng lộc vừng không chỉ giúp làm đẹp cho không gian sống cho ngôi nhà mà nó còn giúp đem lại sự may mắn, tài lộc, hưng thịnh cho gia chủ.

2.1.2. Cây phát tài núi

Cây Phát Tài Núi có tên khoa học là Dracaena draco thuộc họ Dracaenaceae. Ngoài ra, loại cây này còn có nhiều tên gọi khác nhau như Cây Đại Lộc, cây Huyết Rồng, cây Phất Dụ Rồng.

Cây Phát Tài Núi có đặc trưng nổi bật là có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ vì nó có thể thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Do đó, cây Phát Tài Núi cũng được sử dụng phổ biến để trồng trong giếng trời. 

Trồng cây Phát Tài Núi ở giếng trời không chỉ giúp làm tăng nét đẹp thẩm mỹ cho không gian sống mà cây còn đem lại nguồn sinh khí dồi dào, tinh thần tích cực, niềm vui và may mắn cho mọi người. Đúng như cái tên Phát Tài Núi, cây giúp cho mọi thứ trong cuộc sống trở nên thuận lợi, suôn sẻ và mang lại nhiều tài lộc đến cho gia chủ. 

2.1.3. Thiết Mộc Lan

Thiết Mộc Lan còn có tên gọi khác là cây phát tài, cây phất dụ. Tên gọi khoa học của loại cây này là Dracaena fragrans thuộc họ Dracaenaceae có nguồn gốc từ Tây Phi. Đặc điểm của loại cây này là cây thân gỗ cột nhiều lá, khi bị cắt ngang thì quanh vị trí cắt sẽ mọc ra nhiều chồi non. 

Thiết Mộc Lan có sức sống vô cùng bền bỉ, loại cây này ưa sáng, ưa đất ẩm và rất dễ chăm sóc cho nên nhiều gia chủ lựa chọn loại cây này để trồng ở giếng trời. Nói đến tác dụng của cây Thiết Mộc Lan thì chúng ta không thể không nhắc đến khả năng thanh lọc không khí, các chất độc hại trong không khí như benzene, formallhelyde, toluene,...

Ngoài ra, trong phong thủy cây Thiết Mộc Lan có ý nghĩa là mang đến nhiều may mắn, tài lộc, tiền bạc cho gia chủ. Đặc biệt, khi cây nở hoa sẽ là sự báo hiệu của tiền tài sắp đến. 

2.1.4. Cây hạnh phúc

 

Cây hạnh phúc có tên gọi khoa học là Radermachera sinica, thuộc chi Heteropanax. Đây là loại cây mang mang ý nghĩa tượng trưng cho niềm tin, hy vọng mãnh liệt với cuộc sống tốt đẹp nên được rất nhiều người sử dụng để trồng ở giếng trời. 

Cây hạnh phúc thuộc loại cây thân gỗ, có kích thước trung bình, cao khoảng 50cm - 2m. Vẻ đẹp của cây đến từ lá, mỗi cành sẽ có các chùm lá gồm 3 lá được tạo góc thành hình trái tim rất đẹp mắt và hoa của loại cây này mang màu trắng tinh khôi. 

Cây hạnh phúc được coi là lá bùa may mắn, do đó khi trồng loại cây này ở giếng trời không chỉ giúp gia chủ giữ được các mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình mà còn gia tăng sự sung túc cho cả gia đình.

2.1.5. Bàng Singapore 

Bàng Singapore tên khoa học là Ficus Lyata thuộc họ Dâu tằm, có nguồn gốc từ Tây Phi. Loại cây này có dáng thẳng đứng như khí phách của người quân tử, lá bàng to và xanh tốt quanh năm. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều không gian, nhiều môi trường khác nhau, do vậy nó thích hợp được trồng để làm cây cảnh nội thất trong nhà.

Theo phong thủy, bàng Singapore mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Trồng bàng trong nhà sẽ giúp gia chủ xua đuổi được vận khí xấu để mang đến nhiều may mắn, tài lộc, tốt cho đường công danh sự nghiệp lẫn tình duyên.

Bên cạnh đó, trồng bàng Singapore trong nhà còn có tác dụng thanh lọc không khí tốt, chính vì vậy mà không gian sống của bạn sẽ trở nên thông thoáng và dễ chịu hơn.

2.1.6. Cây khế

Cây khế là loại cây khá quen thuộc đối với chúng ta. Từ xa xưa, cây khế được trồng để làm cây ăn quả và làm bóng mát. Ngày nay, khi cải tạo nhà ở thì có nhiều kiến trúc sư đã tạo nên những khoảng sân vườn nhỏ trong nhà để trồng cây khế làm điểm nhấn.

Ngoài cây khế ra, khoảng sân vườn còn được bố trí thêm những loại cây nhỏ, thân thảo khác để tạo nên từng tầng cây. Từ đó, tạo nên sự đa dạng các loài thực vật khiến cho ngôi nhà trở nên sinh động và có sức sống hơn.

2.1.7. Cây cọ đuôi ngựa 

 

Cây cọ đuôi ngựa có tên khoa học là Ponytail Palm - là loại cây rất dễ chăm sóc, thích nghi tốt với các môi trường có ánh sáng yếu, mặc dù chúng phát triển chậm. Bạn chỉ cần tưới nước khoảng 1-2 lần/tuần là được. Do đó mà loại cây này rất được nhiều người lựa chọn để trồng ở giếng trời.

2.2. Cây hoa thân gỗ

 

2.2.1. Cây hoa hải đường

Cây hoa hải đường có tên khoa học là Malus spectabilis Borkh - là loài cây có thể sống đến trăm năm nhưng chúng lại sinh trưởng và phát triển chậm. Tuy nhiên, cây hoa hải đường lại rất được nhiều người chọn làm cây để trồng ở giếng trời do sức sống của cây rất bền bỉ.

Hoa hải đường khi nở sẽ có màu đỏ tươi thắm, ra hoa vào đúng dịp xuân về nên loài hoa này mang ý nghĩa tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, tài lộc, giàu sang và phú quý.

2.2.2. Cây ngọc lan

Cây Ngọc Lan hay còn được gọi là cây Mộc Lan, Sứ - tên khoa học là Michelia thuộc chi nhà Mộc Lan. Cây ngọc lan thường được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam, Đông Nam Á. Hoa ngọc lan có vẻ đẹp nhẹ nhàng, say đắm và có mùi hương nồng nàn nên được rất nhiều người ưa chuộng và nuôi trồng ở giếng trời. 

Ngoài ra, hoa ngọc lan còn mang ý nghĩa là sự bền bỉ, trường tồn, sức sống mãnh liệt và mang lại sự may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy vào những ngày đặc biệt như tân gia nhà mới, tổ chức tiệc cưới, khai trương bạn sẽ thấy gia chủ bỏ những bông hoa ngọc lan vào một bát nước trong vắt nhằm mục đích lấy sự may mắn, tài lộc. Hơn nữa, ngọc lan còn biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo, nhân từ và thánh thiện.

2.2.3. Cây hoa nhài

Cây hoa nhài (Arabian Jasmine) tên khoa học là Jasminum sambac Ait - thuộc loại cây bụi nhỏ. Thân cây của hoa nhài phân thành nhiều cành, nhánh với chiều cao trung bình khoảng 30-100cm. Hoa nhài có màu trắng tinh khôi, thường mọc thành chùm từ 3-15 bông với đường kính hoa khoảng từ 2.5-5cm. 

Cây hoa nhài thường nở hoa quanh năm nhưng ra hoa nhiều nhất là vào mùa hè. Hoa nhài tỏa ra mùi hương êm dịu, thoang thoảng nên được rất nhiều người yêu thích.

Trong phong thủy, cây hoa nhài mang ý nghĩa về việc bài trừ xú uế, thu hút năng lượng tích cực và đem lại tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy mà được nhiều người lựa chọn để trồng ở giếng trời.

3. Cách chăm sóc các loại cây trồng giếng trời trong nhà

Dù cây thân gỗ trồng trong nhà, hay ngoài trời cũng đều cần phải tưới nước đầy đủ và thường xuyên. Do vậy, khi trồng cây giếng trời trong nhà, gia chủ cũng cần phải lưu ý tưới nước với lượng nước và tần suất phù hợp với đặc điểm của từng loại cây.

Cứ 3-4 tháng, gia chủ nên bón phân hữu cơ để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây để cây có thể phát triển tốt. Ngoài ra, cũng cần phải cắt tỉa lá, cành thường xuyên để tránh tán cây quá sum suê, rậm rạp, bởi như vậy sẽ thu hút nhiều côn trùng vào nhà hoặc rụng lá nhiều, tốn công quét dọn.

Bên cạnh đó, trước khi quyết định trồng cây trong nhà, gia chủ cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng xem mình có thực sự yêu thích và có thời gian chăm sóc cây trồng hay không. Tránh trường hợp nhiều gia chủ vì chạy theo xu hướng, ý thích nhất thời mà thiết kế tiểu cảnh giếng trời trồng nhiều cây xanh rồi bỏ bê không chăm sóc cây trồng, để cho cây rụng lá, héo úa. Vì vậy mà phải tốn rất nhiều chi phí để thay mới.

Như vậy trên đây là toàn bộ các loại cây thân gỗ được nhiều gia chủ lựa chọn để trồng ở giếng trời. Hy vọng những loại cây mà Thăng Long Design đưa ra sẽ đúng ý với các bạn. 

>>> Tham khảo: Mẫu thiết kế nhà có giếng trời đẹp
 

Liên hệ với chúng tôi.

⇒ Liên hệ tư vấn: Hotline 24/7: 0907 723 988  (Zalo, Viber, Fb Messenger)

⇒ Hoặc để lại lời nhắn theo mẫu tư vấn dịch vụ, Thăng Long Design sẽ gọi điện trực tiếp đến quý khách. Xin trân trọng cảm ơn!

Tư vấn dịch vụ
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Messenger
Zalo
Hotline
Bản đồ
Nhắn tin