1. Trần thạch cao thả là gì?
Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần thạch cao nổi là tên gọi xuất phát từ đặc điểm cấu tạo của loại trần này. Trần thạch cao thả được cấu tạo từ khung xương và các tấm thạch cao chuyên dụng. Sau đó khung xương được lắp đặt thành các tấm ô vuông có kích thước là 600x600mm và các tấm ô hình chữ nhật có kích thước là 600x1200mm.
2. Cấu tạo của trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả có 2 bộ phận chính là: Khung xương và các tấm trang trí thạch cao chuyên dụng
Khung xương của trần gồm:
- Thanh xương chính: là loại thanh có chức năng tạo mặt phẳng bề mặt trần và có khả năng chịu lực tốt.
- Thanh xương phụ: là loại thanh nhỏ hơn thanh chính và nhiều hơn thanh chính, có chức năng liên kết với thanh chính để tạo ra các ô có diện tích 600x600mm
- Thanh viền tường: Có hình chữ V được đóng trực tiếp vào tường bê tông và có chức năng làm bản đỡ tấm thả.
Các tấm trang trí thạch cao: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh xương chính, thanh phụ, thanh viền tường để tạo thành bề mặt trần trang trí với nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau.
3. Ưu nhược điểm của trần thạch cao thả
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
- Trần thạch cao thả là loại trần được làm từ các tấm thạch cao trắng, thạch cao sợi khoáng hoặc phủ PVC có tính thẩm mỹ cao, có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, chống cháy với khả năng không bắt lửa, chịu được nhiệt độ cao không sinh khói độc gây nguy hiểm tới sức khỏe của người tiêu dùng.
- Khi có những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, trần thạch cao sẽ hạn chế được tình trạng co ngót, võng xuống sau một thời gian dài sử dụng.
- Quy trình thi công trần nổi không quá phức tạp, thời gian thi công ngắn, dễ dàng được thay thế và sửa chữa khi các tấm thạch cao bị hỏng. Đồng thời loại trần này có thể dễ dàng được thi công và lắp đặt đường dây điện, hệ thống thông gió.
- Trần nổi khá rẻ nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về độ bền, đẹp cho công trình và là sự lựa chọn của nhiều người.
|
- Trần thạch cao nổi được sử dụng bằng những tấm thạch cao có kích thước cố định với khung xương nên rất khó có thể thay đổi kích thước và mẫu mã của tấm thạch cao.
- Tấm thạch cao thả trần có kích thước nhỏ nên dễ tạo cảm giác không gian bị chia cắt và loại trần này không được sử dụng cho những công trình có không gian nhỏ mà thường được áp dụng cho những công trình có không gian rộng.
- Trần thạch cao thả được hạn chế trong việc trang trí, không phù hợp với những công trình yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ trần nhà.
|
4. Lưu ý quan trọng khi thi công trần thạch cao thả
Công việc thi công trần thạch cao thả chỉ được bắt đầu sau khi đã thi công hoàn thiện phần cửa sổ và những vị trí mở phải tạm thời được đóng kín để đảm bảo không phải chịu tác động trực tiếp từ thời tiết.
Trước khi thi công hệ thống trần, các khung xương, các tấm trần thạch cao và những phụ kiện liên quan cần phải được che phủ, sắp xếp và kê đỡ thích hợp để các cấu kiện này không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Cần phải tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường trước khi thi công lắp đặt trần. Sau đó lập ra bản vẽ thi công trần sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E nhằm đảm bảo được tính thẩm mỹ, độ chịu lực và chống cháy của trần.
Trong trường hợp có tường thạch cao thì hệ thống trần sẽ được thi công sau khi hệ thống tường hoàn thiện.
Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được các mức tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần
5. Cách làm xương trần thạch cao thả
Để xác định chính xác chiều cao của trần nhà thì bạn nên dùng máy laser để xác định. Sau đó dùng bút chì để đánh dấu vị trí của thanh viền tường và ghi chú lại những chỗ trần nổi để tính toán theo khung xương sao cho phù hợp nhất. Đây là bước quan trọng nhất, nếu tính toán sai phần này sẽ khiến khung xương và tầm trần không phù hợp với nhau.
Tùy vào từng loại vách tường lắp đặt trần thạch cao mà người ta sẽ sử dụng mũi khoan hoặc búa đóng đinh thép để cổ định thanh viền tường. Khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan là khoảng 300mm. Trước khi tiến hành khoan thì bạn nên đo đạc để tính toán lỗ khoan cho đều nhất nhé.
Trần thạch cao thả có kích thước khác nhau nên khi phân chia trần của mỗi loại cũng sẽ khác nhau. Đối với trần thạch cao thả thì nên tuân theo kích thước là: 610x610mm ,600×600mm , 610×1220mm, 600 x1200mm. Đây là khoảng cách tâm điểm của thanh xương chính và thanh xương phụ.
Khoảng cách tối đa 2 thanh chính T là 1200-1220mm. Khoảng cách từ vách tới móc treo đầu tiên là 600mm. Các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn và được liên kết bằng pát và tắc kê nở.
Kết nối khung xương với nhau bằng cách gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính, khoảng cách móc treo trên thanh xương chính sẽ là 800-1200mm. Xác định khoảng cách của thanh xương chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng của các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định và đo độ phẳng của khung.
Dùng 2 thanh xương phụ lắp vào các lỗ mộng trên thanh xương chính với đầu ngàm của thanh phụ, khoảng cách khoảng 600mm hoặc 610 mm. Liên kết các thanh xương phụ (thanh ngang) với thanh xương chính theo khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Sau khi đã lắp đặt xong các thanh xương chính và thanh thanh phụ, thì cần phải điều chỉnh lại sao cho các khung xương ngay ngắn và mặt bằng khung phải thật phẳng. Dùng dây chéo, máy laser hay thước để kiểm tra lại độ bằng phẳng của từng vùng xem có phù hợp với thiết kế hay không.
Sử dụng tấm thạch cao có kích thước là 605x605mm cho hệ thống 610x610mm, 595x595mm cho hệ thống 600x600mm , 605x 1210mm cho hệ thống 610x1220 mm hoặc 595x1190mm cho hệ thống 600x1200 mm. Các tấm trần này sẽ được đặt trong hệ thống khung xương đã lắp đặt trước đó.
Đối với sườn trần thì người đóng trần nên sử dụng cưa hoặc kéo để có thể cắt bỏ đi phần viền thừa. Nên dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao sắc bén rạch trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm ra theo hướng đã rạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Cuối cùng là kiểm tra lại công trình sau khi hoàn thành xem có mắc lỗi gì không. Nếu không thì có thể vệ sinh trần sạch sẽ sau đó bàn giao lại cho chủ nhà.
6. Câu hỏi thường gặp
Có hai loại đèn được dùng cho trấn thạch cao thả là: đèn huỳnh quang và đèn led âm trần
Lợi ích chính của trần thạch cao thả là mang lại vẻ sạch sẽ, mịn cho trần bên trong của căn phòng, đồng thời nó giúp che giấu đi những dây điện và đường ống để mang lại tính thẩm mỹ cho căn phòng.
Trần thạch cao thả sẽ có giá dao động từ 145.000 đồng đến 200.000 đồng/m2 tùy thuộc vào chất lượng loại khung xương và khối lượng lắp đặt.
Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn biết cách làm xương trần thạch cao thả. Hy vọng với bài viết này của chúng tôi sẽ giúp ích được cho các bạn