Bát đĩa sau khi được rửa sạch sẽ còn ướt và được cất lên kệ bát, vậy là sao để nước không lan ra căn bếp?
Để làm được như vậy thì kệ đựng bát đĩa nên được thiết kế ngay phía trên bồn rửa bát, khi đó nước sau khi rửa bát sẽ rơi thẳng xuống bồn rửa mà không sợ gây ướt bàn bếp. Đặc biệt, kệ đựng bát nên được thiết kế ở phía ngoài tủ bếp để tạo sự thông thoáng giúp bát đũa nhanh khô, tránh gây ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Khác với bát đĩa, nồi, chảo có số lượng ít hơn nhưng lại chiếm khối lượng lớn hơn nên tuyệt đối không được để nồi, chảo ở phía trên tránh tạo sức nặng cho tủ bếp.
Thay vào đó bạn có thể thiết kế tủ đựng xoong, nồi, chảo ở các ngăn tủ phía dưới, ngay vị trí bếp, vừa an toàn lại thuận tiện khi cần lấy nồi, chảo khi nấu ăn.
Tuy nhiên ở những gian tủ phía dưới thường khá kín, dễ gây ẩm. Nên các bạn cần lau nồi, chảo thật khô trước khi cất tránh ẩm mốc và vệ sinh khu vực tủ bếp này thường xuyên.
>>> Xem ngay: Thiết kế nội thất phòng bếp khoa học, tiện nghi, sang trọng
Trong căn bếp có nhiều đồ thừa cần được vứt nên việc bố trí một chiếc thùng rác trong căn bếp rất hợp lý. Tuy nhiên đặt thùng rác trong bếp sao cho tiện lợi mà vẫn hợp vệ sinh là việc cần quan tâm.
Thùng rác nên được thiết kế tạo một ngăn tủ phía dưới thật kín tránh gây bốc mùi và thoát vi khuẩn ra bên ngoài không gian bếp. Để thuận tiện, nên đặt thùng rác ở ngăn tủ ngay dưới bồn rửa, vừa sạch sẽ lại vừa có thể vứt những rác thải thừa từ bồn rửa một cách nhanh gọn.
Ngoài nồi, chảo là dụng cụ nấu nướng thì không thể quên những đồ nấu khác như: muôi, thìa, kéo, dao,… những đồ dụng này bạn có thể thiết kế ở ngăn tủ phía trên có thể kèm thêm móc treo vì chúng chiếm khối lượng nhỏ nhưng lại khá lỉnh kỉnh.
Để tiện lợi nhất trong nấu nướng thì nên thiết kế tủ đựng đồ nấu nướng và gia vị ở ngay phía trên vị trí bếp giúp thuận lợi trong nấu ăn vì những đồ này được sử dụng khá nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế những móc hoặc khay treo tường ở vị trí bếp để cất dụng cụ bếp này, vừa dễ tìm mà vẫn gọn gàng.
Gạo và các thực phẩm khô yêu cần phải được bảo quản ở những nơi thoáng, khô tránh gây ẩm mốc, gây hại cho sức khỏe gia đình nên như ăn phải.
Vì vậy tủ đựng gạo và các thực phẩm khô được thiết kế ở những ngăn tủ phía trên, tránh xa bồn rửa, kệ đựng bát và có diện tích lớn tạo sự thông thoáng.
Tủ đựng gạo và đồ khô cũng cần vệ sinh thường xuyên, tránh gây ẩm mốc và mối mọt. Với những bà nội trợ cẩn thận có thể cất gạo, thực phẩm khô vào những hộp riêng rồi mới cất vào tủ bếp.
Hiện nay, lò nướng và lò vi sóng đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong căn bếp.
Lò nướng và lò vi sóng là các thiết bị điện nên việc thiết kế vị trí cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Lò nướng và lò vi sóng có khối lượng lớn nên phải thiết kế ở những tủ bếp dưới. Đồng thời đây là những thiết bị tốn nhiều điện nên cần hạn chế dùng chung nguồn điện với các thiết bị điện khác trong căn bếp.
Với những gia đình có bàn đảo bếp thì việc thiết kế lò nướng và lò vi sóng phía dưới bàn đảo bếp là rất hợp lý.
Máy rửa bát cũng có kích thước và khối lượng lớn nên cần được thiết kế ở những ngăn tủ phía dưới.
Để thuận lợi cho việc rửa bát và cất bát lên kệ cũng như tránh gây rây nước ra gian bếp thì máy rửa bát nên được thiết kế phía dưới bồn rửa bát.
Bài viết trên đã nên ra một vào gợi ý về cách thiết kế các ngăn tủ bếp sao cho hợp lý và tiện ích nhất cho bà nội trợ. Tùy theo sở thích cũng như yêu cầu của từng gia đình mà có thể thay đổi. Hi vọng qua bài viết, gia đình bạn có thể bố trí ngăn tủ bếp khoa học và tiện nghi nhất.
⇒ Liên hệ tư vấn: Hotline 24/7: 0907 723 988 (Zalo, Viber, Fb Messenger)
⇒ Hoặc để lại lời nhắn theo mẫu tư vấn dịch vụ, Thăng Long Design sẽ gọi điện trực tiếp đến quý khách. Xin trân trọng cảm ơn!